Bối cảnh Cáo_buộc_Nga_can_thiệp_vào_cuộc_bầu_cử_tổng_thống_Hoa_Kỳ_2016

Cơ quan nghiên cứu Internet

Bắt đầu từ mùa thu năm 2014, biên tập viên của báo The New Yorker Adrian Chen thực hiện một cuộc điều tra 6 tháng vào tuyên truyền trực tuyến của Nga bởi một nhóm gọi là Cơ quan nghiên cứu Internet.[38] The New Yorker tường thuật nó được phổ biến rộng rãi trong các phương tiện truyền thông Nga là Evgeny Prigozhin, một cộng sự thân cận của Vladimir Putin, đứng đằng sau hoạt động đó đã thuê hàng trăm cá nhân làm việc tại Saint Petersburg. Nhóm được coi là một trang trại troll, một thuật ngữ dùng để chỉ những nỗ lực tuyên truyền kiểm soát nhiều tài khoản trực tuyến với mục đích cung cấp nhân tạo làm ra vẻ một tổ chức cơ bản địa phương (grassroots).[38] Chen cho biết Internet troll được chính phủ Nga sử dụng như một chiến thuật chủ yếu sau khi quan sát tổ chức truyền thông xã hội của cuộc biểu tình chống Putin năm 2011.[38] Chen phỏng vấn các phóng viên Nga và các nhà hoạt động mà cho biết mục tiêu cuối cùng của công tác tuyên truyền của chính phủ Nga là để gieo mối bất hòa và hỗn loạn trực tuyến.[38]

Đội chống tin vịt hủy bỏ trước bầu cử

The International Business Times tường thuật, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có kế hoạch sử dụng một đơn vị được thành lập với ý định chống thông tin sai trái từ chính phủ Nga, và nó đã bị giải tán vào tháng 5 năm 2015 sau khi người đứng đầu bộ phận bỏ lỡ phạm vi tuyên truyền trước cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.[39] Đơn vị được phát triển trong 8 tháng trước khi bị hủy bỏ.[39] Với tiêu đề Nhóm chống tin sai, nó khởi động lại Nhóm công tác các biện pháp tích cực được thành lập bởi chính quyền Reagan.[40][41] Nó được thành lập dưới Văn phòng Chương trình Thông tin Quốc tế.[40][41] Công việc bắt đầu vào năm 2014, với mục đích để chống lại tuyên truyền từ các nguồn của Nga như "Russia Today" (mạng truyền hỉnh RT).[40][41] Một trang web tạm thời sẵn sàng và đội ngũ nhân viên được thuê bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho đơn vị trước khi hủy bỏ nó.[40][41] Các quan chức tình báo Hoa Kỳ giải thích cho cựu chuyên gia phân tích của Cơ quan An ninh Quốc gia và sĩ quan phản gián John R. Schindler rằng chính quyền Obama quyết định hủy bỏ đơn vị này vì họ sợ làm mếch lòng nước Nga.[40][41] Một đại diện của Bộ Ngoại giao nói với International Business Times sau khi được liên lạc liên quan đến việc đóng cửa đơn vị, rằng Hoa Kỳ đã bị xáo trộn bởi tuyên truyền từ Nga, và việc bảo vệ mạnh nhất là giao tiếp một cách chân thành.[39] Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về Ngoại giao Công cộng Richard Stengel là người chỉ huy đơn vị trước khi nó bị hủy bỏ.[40][41] Stengel trước đó đã viết về các thông tin sai lạc bởi RT.[42] Sau khi Bộ trưởng giao Hoa Kỳ John Kerry gọi RT là một cánh tay tuyên truyền của Kremlin,[43] RT đòi hỏi một câu trả lời của Bộ Ngoại giao.[42][44] Stengel viết rằng, RT tham gia vào một chiến dịch thông tin sai.[42][44]

Nhóm troll Nga hỗ trợ Trump

Trong tháng 12 năm 2015 Adrian Chen nhận thấy các tài khoản thân Nga bất thình lình ủng hộ Trump.

Adrian Chen quan sát một khuôn mẫu trong tháng 12 năm 2015, những tài khoản ủng hộ Nga bổng dưng hỗ trợ ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 Donald Trump.[45] Chen ghi nhận troll "trở thành bảo thủ, giống như người bảo thủ giả mạo... tất cả tweeting về Donald Trump và các đề tài liên quan", và viết "có lẽ đó là một số chiến lược thực sự không rõ ràng, bầu Donald Trump để làm suy yếu Mỹ hoặc một cái gì đó. " [45][46]

Andrew Weisburd và thành viên Viện Nghiên cứu Chính sách đối ngoại và là thành viên cao cấp tại Trung tâm An ninh mạng ​​và Nội địa tại Đại học George Washington, Clint Watts,[47] đã viết cho The Daily Beast trong tháng 8 năm 2016 rằng, tuyên truyền Nga dựng lên các bài báo được phổ biến bằng phương tiện truyền thông xã hội.[45] Weisburd và Watts ghi lại cách các tổ chức do chính phủ kiểm soát Russia Today và Sputnik News loan truyền các thông tin sai lạc từ các tài khoản thân Nga trên Twitter.[45] Trích dẫn các nghiên cứu của Chen, họ so sánh chiến thuật của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 với các chiến lược Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.[45] Họ tham chiếu báo cáo năm 1992 của Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ cho Quốc hội Hoa Kỳ, trong đó cảnh báo về tuyên truyền Nga gọi là các biện pháp tích cực.[45] Họ viết, các biện pháp tích cực được thực hiện dễ dàng hơn với phương tiện truyền thông xã hội.[45] Thành viên cao cấp Viện Quan hệ quốc tế Prague và học giả về tình báo Nga, Mark Galeotti, đồng tình với quan điểm, các hoạt động điện Kremlin là một hình thức các biện pháp tích cực.[48] The Guardian tường thuật trong tháng 11 năm 2016 quảng bá Internet mẽ nhất cho Trump là các tuyên truyền viên Nga được trả tiền, ước tính có vài ngàn troll dính líu.[49]

Weisburd và Watts cộng tác với đồng nghiệp JM Berger và công bố một bài báo tiếp theo bài trên Daily Beast của họ đăng trên tạp chí trực tuyến War on the Rocks, có tiêu đề: "trolling cho Trump: Làm thế nào Nga đang cố gắng tiêu diệt dân chủ của chúng ta".[47][50][51] Họ nghiên cứu 7.000 tài khoản truyền thông xã hội thân Trump trong khoảng thời gian hai năm rưỡi.[50] Nghiên cứu của họ rất chi tiết vê việc trolling phỉ báng các người phê bình về các hoạt động của Nga ở Syria, và loan truyền những thông tin sai lầm về sức khỏe của bà Clinton.[50] Watts cho biết tuyên truyền nhắm vào các phong trào alt-right, cánh phải, và các nhóm phát xít.[47] BuzzFeed News đưa tin các troll do Kremlin tài trợ loan truyền tin vịt của Nga.[52]

Ngày 24 tháng 11 năm 2016, tờ Washington Post đưa tin Viện Nghiên cứu Chính sách đối ngoại tuyên bố tuyên truyền Nga làm trầm trọng thêm những lời chỉ trích của Clinton và hỗ trợ cho Trump.[53][54][55] Chiến lược này liên quan đến phương tiện truyền thông xã hội, troll Internet được trả lương, botnet, và các trang web nói xấu Clinton.[53][54][55] Watts nói mục tiêu của Nga là để gây thiệt hại lòng tin tại Hoa Kỳ [53] Kết luận của Watts và đồng nghiệp Andrew Weisburd và J.M. Berger được xác nhận bởi các nghiên cứu từ Trường Elliott về Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Washington và của công ty RAND.[53]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cáo_buộc_Nga_can_thiệp_vào_cuộc_bầu_cử_tổng_thống_Hoa_Kỳ_2016 http://www.9news.com.au/world/2016/11/26/08/45/rus... http://arstechnica.com/security/2016/06/guccifer-l... http://arstechnica.com/security/2016/12/did-russia... http://www.bloomberg.com/news/articles/2016-08-11/... http://www.businessinsider.com/cia-russia-helped-t... http://www.businessinsider.com/john-kerry-rt-propa... http://www.businessinsider.com/russia-hack-us-elec... http://www.businessinsider.com/state-department-re... http://www.cbsnews.com/news/donald-trump-weighs-in... http://www.cbsnews.com/news/us-russia-sanctions-el...